An toàn, Trách nhiệm, Nghĩa vụ, Cộng đồng, Minh bạch, Bền vững là 6 đặc tính của một sản phẩm Xanh & Sạch.
Các đặc tính này được đại diện bởi 6 màu đặc trưng của khối rubik. Trong đó, đặc tính “An toàn” được đại diện bởi màu xanh dương, đặc tính “Trách nhiệm” được nhận biết bằng màu đỏ; Đặc tính “Nghĩa vụ” có màu cam; Màu vàng là tính “Cộng đồng”, màu trắng tượng trưng cho “Minh bạch” và tính “Bền vững” có màu xanh lục.
An toàn, Trách nhiệm, Nghĩa vụ, Cộng đồng, Minh bạch, Bền vững là 6 đặc tính của sản phẩm Xanh & Sạch
Đặc tính “An toàn” được định nghĩa: “Cá nhân, tổ chức sản xuất, nuôi trồng, chế biến, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm và các sản phẩm - dịch vụ liên quan đến thực phẩm an toàn” (gọi tắt là đặc tính “an toàn”) là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc hộ cá thể sản xuất theo mô hình, quy trình, quy định của cơ quan nhà nước, tổ chức quốc tế hoặc được cộng đồng thừa nhận.
Tính an toàn của sản phẩm không phải là điều xa lạ, tính an toàn của sản phẩm hàng hóa được quy định chi tiết trong Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa (05/2007/QH12) các văn bản quy định Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices -GAP) của Bộ Nông nghiệp & Phát triền Nông thôn (2998/QĐ-BNN-TT, 2998/QĐ-BNN-TT, 55/2012/TT-BNNPTNT…)
Ngoài tiêu chuẩn VietGap được quy định cụ thể trong các văn bản luật, ở Viêt Nam còn phổ biến một số tiêu chuẩn về sản phẩm an toàn khác như: Global Gap (Global Good Agricultural Practice - Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu); PGS (Participatory Guarantee System - Hệ thống Đảm bảo Cùng tham gia) hay các tiêu chuẩn dược địa phương công nhận như Nhãn hiệu Nước mắm Phú Quôc, Vải thiều Thanh Hà…
2. Đặc tính Trách nhiệm:
Đặc tính “Trách nhiệm” được hiểu là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc hộ cá thể sản xuất, cá nhân khi tiêu thụ sản phẩm thực hiện nghiêm tục việc ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn theo quy định của nhà nước và chuẩn mực quốc tế.
Tính trách nhiệm này được quy định cụ thể nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam:
- Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT.
- Nghị định về nhãn hàng hoá số 89/2006/NĐ-CP.
- Luật Thương mại số 36/2005/QH11
...
Tuy có nhiều văn bản quy định nhưng trên thực tế có nhiều vi phạm liên quan đến lĩnh vực ghi nhãn hàng hóa, như các đơn vị bán thực phẩm chức năng nhưng nhãn mác ghi sai công dụng gây ra sự hiểu lầm cho người tiêu dùng. Tiêu biểu gần đây công ty sản xuất đường phèn dùng hóa chất tạo màu nhưng không có thông tin trên nhãn mác, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Vì vậy đặc tính “Trách nhiệm” là vô cùng cần thiết cho một sản phẩm “Xanh & Sạch”.
3. Đặc tính Nghĩa vụ:
Đặc tính “Nghĩa vụ” được hiểu là “Cá nhân, tổ chức thực thi tốt nghĩa vụ” (gọi tắt là đặc tính “nghĩa vụ”) là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc hộ cá thể khi tiêu thụ sản phẩm thực hiện nghiêm túc việc phát hành hóa đơn bán hàng có nội dung đầy đủ, rõ ràng theo quy định.
Việc phát hành hóa đơn đã được quy định tại:
- Quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ , nghị định số 51/2010/ND-CP.
- Nghị định số 04/2014/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 51/2010/ND-CP.
- Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
- …
Phát hành hóa đơn bán hàng là nghĩa vụ của doanh nghiệp cũng là quyền lợi của khách hàng. Thông tin cơ bản trên hóa đơn thường bao gồm: thông tin người bán, thông tin và giá trị món hàng… đây là những thông tin vô cùng cần thiết khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra với món hàng đã mua.
4. Đặc tính Cộng đồng:
“Cá nhân, tổ chức minh bạch với khách hàng” (gọi tắt là đặc tính “cộng đồng”) là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc hộ cá thể công bố rõ Quy trình giải quyết, vai trò của bên thứ ba và các biện pháp khắc phục hậu quả khi bị người tiêu dùng khiếu nại về chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Việc bảo vệ người tiêu dùng đã được quy định rất rõ ràng trong Luật Bảo vệ Người tiêu dùng (59/2010/QH12); Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, cùng nhiều văn bản khác. Ngoài những luật, văn bản dưới luật ở Việt Nam còn có Hội bảo vệ Người tiêu dùng hoạt động như một cơ quan thúc đẩy, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên vai trò của hội này chưa được phát huy một cách triệt để.
Ở đặc tính “Cộng đồng” có điểm khác biệt với các văn bản luật phía trên là: yêu cầu công bố rõ Quy trình giải quyết khiếu nại về chất lượng sản phẩm, và nâng cao vai trò của bên thứ ba nhưng không phải là các cơ quan hành pháp.
5. Đặc tính Minh bạch:
Đặc tính “Minh bạch” được hiểu là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc hộ cá thế công bố rõ trên trang tin điện tử tên, số điện thoại người chịu trách nhiệm chính; đặc tính, cảnh báo về hàng hóa dịch vụ mình cung cấp cũng như tiêu chuẩn áp dụng.
Nếu như tính “Cộng đồng” là công bố về quy trình giải quyết khiếu nại thì đặc tính “Minh bạch” yêu cầu công khai nơi để truy xuất thông tin nguồn gốc cụ thể hàng hóa. Người tiêu dùng khi mua một sản phẩm rất cần biết thông tin chi tiết về sản phẩm mình sử dụng, những thông tin khó có thể ghi đủ trên diện tích bao bì có hạn.
6. Đặc tính Bền vững:
“Cá nhân, tổ chức thực thi trách nhiệm bảo vệ môi trường, phát triển bền vững” gọi tắt là tính “Bền vững”. Đặc tính này được hiểu là tự nguyện thực thi các biện pháp bảo vệ môi trường như sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường, tự phân hủy hoặc gây tác động đến môi trường ở mức độ thấp nhất. Đặc tính “Bền vững” là đặc tính khuyến khích duy nhất trong 6 đặc tính của sản phẩm “Xanh & Sạch”.
Khi mà nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm, khí hậu biến đổi … khiến con người phải đối diện với nhiều khó khăn hơn. Thì sản xuất bền vững, sản phẩm bền vững hay gọi tắt là tính bền vững là xu thế tất yếu của thời đại. Nhiều nước trên thế giới đã xem bảo vệ môi trường là một trong những tiêu chí để đánh giá sản phẩm, sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thế giới sẵn sàng tẩy chay các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nếu trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ đó gây hại cho môi trường thông qua việc nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với các sản phẩm thân thiện với môi trường.
ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CẤP VÀ SỬ DỤNG NHÃN HIỆU CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM XANH & SẠCH:
Tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác hoặc hộ cá thể để được cấp và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Xanh & Sạch” phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
1. Có hoạt động nuôi trồng, sản xuất, chế biến, nhập khẩu và kinh doanh thực phẩm an toàn hợp pháp.
2. Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu, điều kiện về sản xuất, đánh bắt, chế biến, lưu thông và dịch vụ hậu kiểm theo 5 đặc tính đã nêu ở Điều 3, bao gồm việc quản lý sản xuất và kinh doanh thực phẩm an toàn; ghi nhãn hàng hóa rõ ràng, cụ thể; có quy trình hợp lý xử lý khiếu nại của khách hàng; minh bạch và công khai thông tin, bảo đảm về chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất, lưu thông và sử dụng.
3. Giấy chứng nhận “Xanh & Sạch” phải do Trung tâm Truyền thông Giáo dục cộng đồng hoặc đơn vị được ủy quyền chính thức cấp.
4. Cam kết thực hiện nghiêm ngặt và đầy đủ các nội dung trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Xanh & Sạch” trong quá trình sử dụng nhãn hiệu.
MỘT SỐ TIN BÀI VỀ 6 ĐẶC TÍNH CỦANHÃN HIỆU XANH & SẠCH: